08 9917 9927

Xuất nhập khẩu Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 1

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tác động rõ ràng cho nền kinh tế của nước ta. Trong 10 năm tới rõ ràng kinh tết nước ta có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn nhờ các thay đổi từ các hiệp định đã được ký kết.

Những ngày vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến sự thay đổi từ phía nước bạn láng giềng là Trung Quốc, trong tháng vừa qua xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, nhiều chuyên gia nhận định, có thể năm nay, Trung Quốc sẽ không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng là 6.5% – 7%. So với tháng 1 năm ngoái, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh, lên tới 11.2%.

Xuất nhập khẩu giảm song hành

Ông Chris Leung, giám đốc điều hành kiêm kinh tế gia trưởng của ngân hàng DBS, giải thích như sau.

“Thị trường xuất khẩu tiếp tục yếu kém, nhưng hoạt động nhập khẩu bị trì trệ vì giá nông khoáng sản giảm mạnh, đặc biệt là dầu khí, cũng như vì mức cầu rất yếu kém trong nước”.

xuat-nhap-khau

Các nhà phân tích kinh tế của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, chỉ số thương mại trong tháng vừa rồi có thể sai lệch vì nhiều mặt hàng đã được vận chuyển trước thời gian này nên việc bị chậm trễ do tết  Nguyên Đán của Trung Quốc diễn ra.

Nhưng ảnh hưởng của việc nới lỏng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ khiến cho nước này khó mà đạt được chỉ tiêu GDP đã đặt ra. Nên vấn đề cải thiện xuất nhập khẩu cho đất nước này có thể bị dậm chân tại chỗ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với quốc gia kinh tế thứ 2 thế giới như Trung Quốc kéo theo thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp cũng khó khăn không kém.

Ông Lưu Lợi Cương, kinh tế gia trưởng phụ trách khu vực Trung Quốc của Ngân hàng ANZ, cho biết mức cầu trong nước sẽ trở thành đầu tàu chính của tăng trưởng trong năm nay, nhất là tăng trưởng đầu tư.

thu-tuc-hai-quan1

“Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại. Và chúng tôi dự kiến họ chỉ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm nay. Xuất khẩu chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Chính phủ phải dùng nhu cầu nội địa như một động lực tăng trưởng.”

Kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ông Maurice Obstfeld, mới đây cảnh báo rằng sự trì trệ của Trung Quốc, cùng với sự dao động ngày càng nhiều của các thị trường mới nổi, là hai mối rủi ro kinh tế lớn nhất trong năm nay.

Ông Chris Leung của Ngân hàng DBS, cho rằng mặc dù Trung Quốc dự kiến sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng tác dụng của biện pháp này có phần chắc sẽ bị hạn chế.

“Thế giới đã lệ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ trong một thời gian quá lâu. Điều đó khuyến khích mọi người đánh cược nhiều hơn vào những tài sản có nhiều rủi ro. Nhưng qua thời gian thì nó không có tác dụng gì đối với nền kinh tế thật sự.”

Chia sẽ bài viết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email
Contact Me on Zalo