Chỉ có doanh nghiệp được thành lập, hoạt động đúng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, đồng thời có đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Thương mại mới được phép xuất khẩu khoáng sản.
Để được phép xuất khẩu, khoáng sản cần phải đáp ứng đầy đủ và đồng thời những điều kiện sau:
– Khoáng sản đã trải qua quá trình chế biến và có tên trong Danh mục của Phụ lục trong Thông tư 41/2012/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành.
– Khoáng sản đạt tiêu chuẩn về chất lượng không được thấp hơn quy định của Phụ lục trong Thông tư 41/2012/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành.
– Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.
Để xuất khẩu khoáng sản, doanh nghiệp cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu sau:
Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thực hiện đầy đủ các quy định của Hải quan và xuất trình những giấy tờ dưới đây:
– Phiếu phân tích mẫu: phiếu này nhằm xác nhận được sự phù hợp về tiêu chuẩn và chất lượng của lô khoáng sản xuất khẩu. Phiếu phân tích mẫu có thể do 1 phòng thử nghiệm đã đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
– Bộ hồ sơ chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của lô khoáng sản xuất khẩu, cụ thể như sau:
+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản: có giấy phép khai thác hay giấy phép khai thác tận thu vẫn còn hiệu lực.
+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản: có giấy chứng nhận nhà máy chế biến khoáng sản, hợp đồng mua khoáng sản giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nếu doanh nghiệp sử dụng khoáng sản nhập khẩu thì phải có chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ.
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: có hợp đồng mua khoáng sản (có bản sao hóa đơn GTGT hay hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản (hợp đồng này được ký với doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản) kèm theo); chứng từ mua khoáng sản hợp lệ.
Khi làm các thủ tục thông quan, thủ tục hải quan xuất khẩu nếu cơ quan Hải quan cửa khẩu có bằng chứng, cơ sở nghi vấn lô khoáng sản xuất khẩu của doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định thì vẫn cho thông quan, tuy nhiên, hải quan cần phải tiến hành lập Biên bản, lấy mẫu khoáng sản đó để kiểm tra lại. Cơ quan hải quan có thể nhờ phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS kiểm tra lô hàng này.
+ Nếu kết quả kiểm tra cho thấy sự nghi vấn là đúng thì doanh nghiệp làm thủ tục hải quan xuất khẩu và doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu phạt theo quy định và chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm.
+ Ngược lại thì chi phí này sẽ do hải quan cửa khẩu chịu.
Có thể bạn quan tâm:
>> Thủ tục hải quan xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu phi thương mại
>> Kê khai thủ tục hải quan điện tử chưa bao giờ đơn giản đến thế
>> Địa chỉ cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu giá rẻ
Bài viết liên quan
-
Xuất nhập khẩu và các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
Là một nước có lượng hàng nông sản xuất khẩu mỗi năm khá lớn, một số sản phẩm còn đứng trong top những nước đứng đầu về xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, cá… Ở những ngước có nền kinh tế phát triển, việc nhập khẩu hàng hóa…
-
Thủ tục hải quan xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu phi thương mại
Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định 3125/QĐ-TCHQ ngày 15/01/2013 về quy trình thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại. Tại quyết định này, khi xuất khẩu hàng hóa phi thương mại và thực hiện thủ tục…
-
Tìm hiểu về thủ tục hải quan xuất khẩu
Đối với việc một doanh nghiệp nào đó xuất khẩu một hay nhiều loại hàng hóa thì thủ tục hải quan xuất khẩu sẽ là một trong những khâu cực kỳ quan trọng của một lô hàng. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, mỗi một người lại có…