Vừa qua, vào ngày 10/12, tại thủ đô Hà Nội, Cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa đã chính thức đưa vào vận hành. Đây là dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và được Cục Xúc tiến thương mại của Bộ công thương tiến hàng tổ chức xây dựng. Dự án được thực hiện dưới sự hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Theo thông tin được biết, đây là nền tảng trực tuyến, nhằm mực đích phục vụ người dùng dưới dạng thông tin “một chiều”. Nền tảng này sẽ cung cấp cho người sử dụng những thông tin chi tiết liên quan đến việc giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm. Mô tả chi tiết từng bước cụ thể về quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh.
Nói cụ thể, cổng thông tin này sẽ hướng dẫn và liệt kê đầy đủ các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản pháp lý… các loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ trong bộ chứng từ. Ngoài ra, cổng thông tin trực tuyến này cũng cho phép các doanh nghiêp, người dùng tra cứu các thông tin liên quan như: thời gian, chi phí xuất nhập khẩu cụ thể tại Việt Nam của các cơ sở kinh doanh
Bên cạnh các yếu tố nổi bật về việc minh bạch thời gian, chi phí của cả quy trình thực hiện. Cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa cũng hỗ trợ nhiều chiều cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy trình để thực hiện thủ tục hải quan trọn gói cho xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm hiệu quả nhất.
Ở thời điểm hiện tại, cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa đã có thông tin chi tiết của 39 nhóm sản phẩm (trong đó bao gồm có 24 nhóm sản phẩm xuất khẩu và 15 nhóm sản phẩm nhập khẩu). Hầu hết những sản phẩm có tên trong danh sách đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động thương mại quốc tế của Nước ta.
Tại buổi lễ công bố nền tảng này chính thức hoạt động, Cục trưởng của Cục Xúc tiến Thương mại, ông Vũ Bá Phú đã có sự khẳng định rằng: Cổng thông tin trực tuyến này đã và sẽ cụ thể hóa tất cả các bước xuất nhập khẩu sản phẩm. Đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cụ thể bằng các văn bản, căn cứ pháp luật liên quan. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết những bài toán về chi phí, thời gian và cách thức để giải quyết vấn đề. Đồng tòi có thể cập nhật được thông tin nhanh chóng, chính xác nhất
Cũng trong buổi lễ, ông Phú cũng kết luận rằng, trong thời điểm hiện tại, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần phải vừa kinh doanh, vừa tính toán đến những phương án để đối phó hiệu quả với những thay đổi trong cách thức thực hiện giao dịch. Chính vì vậy, ITC và Cục Xúc tiến thương mại đã và đang nỗ lực hết sức mình để giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hiệu quả bằng các công cụ tra cứu thông tin hiện đại và hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan
-
An ninh xuất nhập khẩu
An ninh xuất nhập là gì vì sao lại có an ninh xuất nhập khẩu và hải quan làm nhiệm vụ an ninh xuất nhập khẩu như thế nào để đúng theo quy định của pháp luật của nước ta . Vậy xuất nhập khẩu là gì mà tại sao…
-
Xuất nhập khẩu nông sản
Hiện tại ở nước ta là một nước lớn về xuất khẩu mặt hàng nông hải sản chúng ta có rất nhiều đối tác lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Liên Minh Châu Âu . v.v.. Các bạn có biết đất nước ta hiện đang là xuất khẩu gạo…
-
Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là gì? Hầu hết hàng hóa vận chuyển qua biên giới của Việt Nam, hoặc qua lại giữa thị trường trong nước và khu phi thuế quan, thì đều xem là hàng ngành xuất nhập khẩu . Ngoại lệ bao gồm hàng hoá quá cảnh, hàng hóa xuất khẩu…