Luật sửa đổi phải thay đổi nhiều yêu cầu cao hơn khi hiệp định TPP vửa được ký kết, mở ra nhiều thuận lợi mới cho ngành xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Ngay lập tức, các doanh nghiệp đã có buổi họp với Bộ Tại Chính cùng phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để thảo luận, lấy ý kiến về dự thảo Luật Hải quan.
Rõ ràng về thời gian làm thủ tục
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo được Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng cục Hải quan cho biết: “Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính về hải quan”. Tuy nhiên, vẫn chưa có công bố chính thức rõ về thời hạn công chức hải quan kiểm tra nên sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra cho người khai hải quan. Phương án đưa ra, xác định rõ thời gian công chức hải quan kiểm tra hồ sơ tối đa là 2 giờ làm việc, thời gian kiểm tra hàng hoá giảm xuống tối đa còn 8 giờ làm việc, tính từ thời gian người khai xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan.
Được phép gia hạn tối đa là 2 ngày làm việc đối với những trường hợp cần thiết. Hạn chế giấy tờ không cần thiết khi làm tủ tục hải quan, dự thảo cũng quy định chỉ có 01 tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có, nếu có liên quan đến luật ngành khác phải xuất trình hoá đơn và chứng từ kèm theo.
Đây là các đối tượng chưa được quy định trong Luật Hải quan, gây khó khăn trong việc yêu cầu các thủ tục hải quan như các thông tin liên quan đến hàng hoá, trách nhiệm người liên quan khi xảy ra thất thoát. Nên, dự thảo luật cần đề xuất thêm các đối tượng áp dụng như các cơ quan Nhà nước có liên quan về thủ tục hải quan.
Hợp tác khi làm các thu tuc hai quan các nước cũng nằm trong phần mở rộng của dự thảo luật lần này, các nước trao đổi các cán bộ hải quan sang lẫn nhau nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ thủ tục hải quan, nghiệp vụ hải quan…
Điểm chưa rõ ràng
Đánh giá những điểm tiến bộ của dự thảo Luật Hải quan, ông Joakim Parker, đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ tại Việt Nam, nhận xét: Nội dung dự thảo luật đã hướng tới việc giảm bớt thủ tục, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tính minh bạch về thủ tục. Ông nói: “ Đối với Việt Nam, nếu thủ tục hải quan giảm bớt được 1 ngày, GDP cả nước sẽ tăng thêm 1% và khi hiệp định xuyên Thái Bình Dương được ký kết, sẽ có nhiều yêu cầu cao hơn về đơn giản hóa, minh bạch và hài hòa thủ tục hải quan mà luật sửa đổi phải đạt được”. ( Nguồn : Dự thảo Online)
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng dự thảo luật còn nhiều quy định chung chung, khó thực hiện. Ông Vũ Chu Hiền, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế, cho biết: Dự thảo có 37 điểm “cần có quy định cụ thể”, trong đó có 26 điểm chờ Chính phủ quy định cụ thể (bằng nghị định), 5 điểm chờ quy định của Bộ Tài chính (bằng thông tư), 1 điểm chờ Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT… sẽ khiến cho ngay cả những người thực thi cũng không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào cho đúng.
Bài viết liên quan
-
Thủ tục hải quan điện tử và những mặt lợi khi sử dụng thủ tục hải quan điện tử
Hiện nay khi kinh tế đất nước phát triển, sự hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp kinh doanh như hiênh nay. Việc phát triển và nhu cầu hợp tác với các doanh nhiệp nước ngoài dể chuyển giao công nghệ, trao đổi, mua bán…
-
Thủ tục hải quan điện tử khác với hình thức khai thủ tục hải quan bình thường như thế nào
Hải quan điện tử là hình thức giúp người khai hải quan có thể khai hải quan bằng phần mềm được cài đặt ngay trên máy tính cá nhân, rồi sau đó sẽ truyền dữ liệu tờ khai hải quan điện tử qua mạng internet tới có quan hải quan,…
-
Một số điều khác nhau giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan thông thường
Thủ tục hải quan điện tử là một loạt các công việc được luật hải quan quy định phải thực hiện để hàng hóa có thể nhập khẩu vào một lãnh thổ quốc gia, và xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Thủ tục hải quan giúp…